Những hành vi thường ngày của cha mẹ dễ khiến con sinh hư

26/07/2023 12:00:41
Không chỉ tạo điều kiện tốt nhất cho con học hành, cha mẹ nên chú trọng giáo dục trẻ từ những hành động thường ngày của mình. Bởi trẻ có xu hướng bắt chước, học theo mọi hành động, lời nói của người lớn. Dưới đây là 7 hành vi của cha mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành tính cách, hành vi của trẻ.

1. Chăm sóc con quá mức cần thiết

Khi con đi học, bố mẹ giúp con mặc quần, áo, buộc dây giày, đeo hộ balo. Ở nhà, mẹ giặt quần áo, rửa chén, dọn cơm cho ăn. Lớn hơn nữa khi trẻ vào đại học, con chỉ cần tìm một chỗ ngồi, những công việc còn lại như làm thủ tục, thuê nhà, lo ăn uống... đều đã có bố mẹ giúp sức.

Chính sự quan tâm thái quá, sai cách này sẽ hủy hoại khả năng tự chăm sóc bản thân cũng như lòng biết ơn của trẻ. 

Theo chuyên gia tâm lý người Mỹ Gary Chapman, giao việc nhà cho trẻ là việc nên làm. cha mẹ cần cho trẻ thấy rằng gia đình được xây dựng dựa trên trách nhiệm chung. Các thành viên trong gia đình cần phải giúp đỡ lẫn nhau.

Chuyên gia Chapman lưu ý, trẻ cần có những trách nhiệm thực sự trong gia đình để làm cho cuộc sống của người thân trở nên tốt đẹp hơn. Những trách nhiệm này thường khác nhau trong mỗi gia đình nhưng có thể bao gồm việc chăm sóc em, giúp mẹ nấu bữa tối, chăm sóc thú nuôi, cất dọn đồ chơi…

Theo chuyên gia Chapman, cha mẹ chỉ nên làm cho con những việc con không thể tự làm một mình. Hãy làm mẫu và hướng dẫn cho trẻ làm một số công việc nhà cơ bản và cách tự chăm sóc bản thân. Đây cũng là một cách mà phụ huynh có thể bày tỏ tình yêu với con.

2. Thường xuyên lướt điện thoại

Thấy trẻ nghiện điện thoại nhiều cha mẹ tức giận và cho rằng con đang vô kỷ luật. Thực tế, ở nhiều gia đình, các bậc phụ huynh còn mắc chứng "nghiện" điện thoại nặng hơn con cái. 

Việc cha mẹ thường xuyên sử dụng thiết bị di động có thể có tác động tiêu cực đến khả năng tương tác xã hội và cảm xúc của trẻ, ngăn sự thấu hiểu giữa 2 bên. Hành vi như vậy không chỉ là tấm gương xấu mà còn khiến trẻ trở nên lười biếng, phá hủy bầu không khí học tập trong gia đình.

3. Cãi nhau trước mặt con

Gia đình là nơi mọi người chăm sóc, yêu thương lẫn nhau. Nếu thấy cha mẹ cãi nhau, con cái sẽ trở nên bất an, lo sợ. Trẻ con không hiểu tại sao những người thân thiết lại dùng ngôn ngữ khó nghe để làm tổn thương nhau. Việc cha mẹ bất hòa, căng thẳng, thậm chí cãi nhau, đánh nhau sẽ để lại cho trẻ những sang chấn tâm lý tiêu cực.

Nghiên cứu cho thấy một đứa trẻ 6 tháng tuổi có thể phản ứng cảm xúc mạnh như nhịp tim tăng cao khi chứng kiến bố mẹ chúng cãi nhau công khai. Trẻ từ 1 - 19 tuổi có thể nhạy cảm với những xung đột trong hôn nhân của cha mẹ. Ở độ tuổi này, trẻ bị tác động mạnh hơn, thường có biểu hiện bên ngoài như hung hăng, thù địch và bạo lực hơn, còn bên trong thì lo lắng, buồn phiền và thậm chí nghĩ đến cái chết.

4. So sánh con với người khác

Mục đích so sánh con với những đứa trẻ khác là để kích thích tinh thần cạnh tranh, thúc đẩy trẻ vượt qua giới hạn bản thân để đạt nhiều thành công hơn nữa. Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ đều có tài năng, sở thích và khả năng phát triển ở mức độ khác biệt. Nếu phải nhận so sánh, trẻ sẽ trở nên tự ti luôn thấy mình kém cỏi, phát sinh tâm lý oán giận mọi người, cũng như ảnh hưởng đến lòng tự trọng của trẻ.

Hãy để trẻ phát triển sở thích và khả năng của mình. Hãy để trẻ cảm thấy rằng chúng không cần phải giống với người anh chị em, hoặc con của một người bạn của cha mẹ chúng.

5. Không tuân theo đạo đức xã hội và pháp luật

Cha mẹ luôn là tấm gương phản chiếu của con cái, trước khi dạy con, hãy tự dạy chính mình. Muốn con lễ phép với mình, cha mẹ phải lễ phép với ông bà. Nếu muốn con lịch sự nơi công cộng thì cha mẹ phải biết cách giữ ý, cư xử đúng mực ở chốn đông người, muốn con tuân thủ luật giao thông, cha mẹ phải luôn đội mũ bảo hiểm và không vượt đèn đỏ mỗi khi ra đường.

Cha mẹ phải luôn nhắc nhở mình tuân thủ đạo đức xã hội, pháp luật, kiềm chế hành vi của mình. Chỉ bằng cách này mới có thể có được một đứa trẻ ngoan.

6. Đưa ra mệnh lệnh mà không giải thích

Một số phụ huynh thường ra lệnh, buộc con thực hiện mà không đưa ra lý do rõ ràng, thậm chí không cho trẻ được giải thích. Dần dần, khi không hiểu rõ được lý do, trẻ sẽ bị ức chế, có xu hướng nổi loạn, cãi lại vì cảm thấy bị đối xử bất công.

Bằng cách đưa ra lời giải thích cụ thể và thấu đáo, cha mẹ sẽ giúp con hiểu rằng tại sao lại cần cư xử như cách bố mẹ khuyên bảo. Những thông tin này sẽ giúp trẻ dễ chấp nhận và tự điều chỉnh bản thân.

7. Bênh vực, bảo vệ con vô điều kiện

Khi con cái có mâu thuẫn với người khác, cha mẹ thường chỉ trách người ngoài mà bỏ qua lỗi của chính con mình. Hoặc đôi khi một người trong gia đình dạy con, họ sẽ bảo con rằng: "Cháu còn nhỏ, sau này lớn lên con sẽ khác". 

Theo các nhà tâm lý học, tìm lý do cho những sai lầm của trẻ để biện minh khi trẻ mắc lỗi, chúng sẽ không cảm thấy rằng mình đã sai, không phân biệt được đâu là điều đúng đắn đâu là việc nên tránh và sẽ càng dễ mắc thêm lỗi lầm. 

Loại hành vi này rất nghiêm trọng vì dần dần nó sẽ khiến con bạn trở thành một đứa trẻ ngang ngược, hư hỏng, nhất là sau này khi bước chân ra ngoài xã hội.

Nguồn: Tổng hợp

4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh lịch nên sắm trong mùa...
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá 4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh...
Bật mí cách chăm sóc da dầu mùa hè
Mùa hè với thời tiết nóng bức, cường độ tia UV...
Mẫu giày phong cách tối giản được chị em yêu...
Để mặc đẹp mà chẳng cần nhiều thời gian suy...
1 loại quả chua ngọt bán rẻ ở chợ Việt nhưng...
Loại quả này được trồng nhiều trong vườn nhà...
Tóc luôn bồng bềnh, dày mượt nếu bạn tuân...
Dưới đây là lịch trình chăm sóc tóc với các...
Bài Hay Trong Tuần